4 bệnh thường gặp ở cá cảnh mà người nuôi cần biết
Người ta nuôi cá cảnh không những vì đam mê một số người nuôi cá cảnh vì phong thủy trong nhà, mỗi loài cá được quan niệm một luật phong thủy khác nhau ví như người ta học cách nuôi cá rồng để mang lại may mắn cho gia chủ, tuy nhiên ở cá có những bệnh thường gặp ở cá cảnh phải mà người nuôi chưa chắc đã biết hết, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về những căn bệnh thường gặp ở cá để biết cách phòng tránh tốt.
Những bệnh thường gặp ở cá cảnh người nuôi cần chú ý
Bệnh đốm trắng: Dấu hiệu nhận biết của bệnh thường gặp ở cá cảnh này là cơ thể của cá phủ đầy những nốt nhỏ màu trắng mọc khắp mình cá và lan truyền ra cả vây. Ký sinh vật ichthyophthirius multifilius sẽ rời cơ thể cá tạo màng để làm thành nang nhớt rơi xuống đáy của bể. Trong nang này, ký sinh vật tiềm sinh vẫn phân chia và tạo ra nhiều cá thể con. Đến lúc màng ngoài của nang nứt ra, các cá thể con thoát ra, bơi lội tự do đi tìm một vật chủ khác. Có thể diệt chúng vào giai đoạn này bằng phương pháp thích hợp. Vì bệnh có thể lây cho cá khác trong bể, do đó phải điều trị toàn bể nuôi.
Bệnh nấm mốc nước: Bệnh này gây ra bởi các loài nấm thủy mi hay mốc nước Saprolegnia, một loại phát ban dạng túm như là bông xuất hiện trên cơ thể của cá, có khi được phủ một màng mỏng nấm dạng sợi hay bột. Điều trị cho cá hiệu quả là ngâm cá trong một chậu nước tắm mặn. Bạn nên hòa tan muối tự nhiên trong nước ngọt. Nồng độ cho một lần ngâm như vậy với thời gian ngắn (từ 15-30 phút) là 15-30g trong một lít. Điều trị bệnh này dài và lâu ngày, nhất là trong cách nuôi cá chọi việc cá nhiễm bệnh sẽ ảnh hưởng tới những chiến binh.
Nấm miệng: Nấm miệng không liên quan đến nấm thân, do một loại vi khuẩn là Chondrococcus gây ra. Bệnh xảy ra tại vùng miệng gây ra những vết sùi. Không dùng thuốc trị nấm được mà phải dùng thuốc kháng sinh, có thể tìm ở các thầy thuốc thú y.
Bệnh thối vây, đuôi: Bệnh gây ra bơỉ sự thoái hóa của các mô nằm giữa các tia của vây do sự nhiễm khuẩn thường xảy ra dễ dàng hơn nếu phẩm chất của nước xấu. Vây cá cũng có thể bị thiệt hại do những khi bắt cá bằng tay không khéo léo hoặc do các cá khác cắn vây, khiến cho sự nhiễm khuẩn có chỗ phát sinh trên những phần bị thương. Để điều trị, phải làm sao cho nước được hoàn toàn trong sạch, luôn luôn xem xét đến các điều kiện bảo quản và vận hành của bể. Nếu bệnh phá hoại ở phần đuôi của cá, sự trị bệnh rất tốn kém. Trong cách nuôi cá vàng 3 đuôi mọi người nên chú ý căn bệnh này, bởi cá đẹp nhất bộ vây và đuôi.
Cá cảnh mắc bệnh thường gặp nào cũng ảnh hưởng tới sức khỏe và vẻ đẹp của cá vì thế mọi người nên biết để phòng tránh để có những chú cá thật đẹp.
Có thể bạn quan tâm
- Lý do vì sao cá anh vũ lại hiếm và mắc trên thị trường
- Đặc điểm cá rồng có gì nổi bật khiến người nuôi thích thú
- Cách nuôi cá xiêm đá đuôi tưa cho người yêu cá cảnh
- Top những loài cá lau kiếng đẹp nhất thế giới
- Nuôi cá anh vũ có nên sử dụng men vi sinh?
- Những điều cần lưu ý khi nuôi cá bình tích
- Những loại thức ăn dành cho cá rồng
- Hướng dẫn chi tiết cách nuôi cá anh đào
- Các luật định trong đấu, chọi cá bạn cần biết
- Những điều cần chú ý về chế độ dinh dưỡng khi nuôi cá vàng